Kính thưa quý thầy cô và các em HS thân mến!
Từ ngàn xưa, nhân dân ta đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Thầy cô là những kỹ sư tâm hồn, suốt một đời thầm lặng như “người chở đò” đưa khách qua sông, đưa các thế hệ HS đến bờ tri thức. Công ơn thầy cô hôm qua, hôm nay và mãi mãi còn được khắc ghi trong trái tim mỗi học trò.
Với mong muốn mang tấm lòng tri ân đến các thầy cô trên khắp mọi miền tổ quốc, cũng là góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Hôm nay thư viện trường TH Cát Hưng xin giới thiệu đến thầy cô cùng tất cả các em cuốn sách “Chuyện nhà giáo” của tác giả Nguyễn Hải. Sách được nhà xuất bản giáo dục, xuất bản năm 2008, khổ sách 14,5x20,5 cm. Cuốn sách gồm 151 trang được tác giả biên soạn một cách rõ ràng và sinh động.
Khi đọc cuốn sách “Chuyện nhà giáo” chúng ta thấy được nướ Việt Nam ta có một nền văn hiến lâu đời, gây dựng nên và bồi đắp cho nền văn hiến của đất nuóc mỗi ngày thêm phong phú và rực rỡ có công lao không nhỏ của lớp các nhà giáo Việt Nam.
Các em biết không! Một dân tộc thông minh và hiếu học như dân tộc Việt Nam ta thì người thầy dù ở thời đại nào, chế độ nào cũng được tôn vinh. Nhân dân ta quan niệm người thầy trước hết là người tiếp thu đạo lý làm người của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, dạy học không phải là dạy chữ mà còn phải dạy đạo lý làm người cho nên dân tộc ta mới giữ lễ nghĩa “tôn sư trọng đạo” là vậy.
Như chúng ta đã biết sinh thời Bác Hồ dạy “Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất. Cố tổng bí thư Lê Duẩn ghi nhận: “quần chúng rất quý trọng giáo giới, coi họ là tinh hoa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng, thông qua lớp trí thức dân tộc đó mà đi vào quần chúng cách mạng”.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất
trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo và bậc nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những người sáng tạo”.
Sở dĩ giáo giới được đánh giá như vậy là vì các nhà giáo đảm nhận trọng trách cao cả trước xã hội là dạy người. Từ xa xưa, trong truyền thống trí tuệ và nhân ái của giáo giới Việt Nam đã có những tấm gương của những nhà giáo với nhân cách lớn như: Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Trần Quý Cáp, Tống Duy Tân,…
Các em thân mến Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta, trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, trước lúc đi bom ba hải ngoại, tìm dường cứu nước, cứu dân đã có thời kỳ làm thầy giáo tại truòng Dục Thanh-Phan Thiết sự kiện lịch sử này là một vinh dự lớn cho giáo giới Việt Nam.
1. NGUYỄN HẢI Chuyện nhà giáo. T.2/ Nguyễn Hải.- H.: Giáo dục, 2008.- 151tr.; 21cm. Tóm tắt: Gồm các bài viết về một số nhà giáo trong lịch sử Việt Nam và những đóng góp của họ cho sự nghiệp giáo dục nước nhà như: Nguyễn Bá Học, Nguyễn Quyền, Nguyễn Hiệt Chi, Phan Kế Bính.... Chỉ số phân loại: 370.9597 NH.C2 2008 Số ĐKCB: TK.0611, TK.0612, |
Các em thân mến!
Khi đọc cuốn sách “chuyện nhà giáo” chúng ta thấy được cuốn sách này đã nêu được nhiều tấm gương sáng với những câu chuyện sông động của các nhà giáo từ thời tiểu học đến thời tân học từ những năm tháng trước cách mạngđến thời kỳ đổi mới. Cuốn sách “chuyện nhà giáo” là một cố gắng lớn của tác giả Nguyễn Hải, có thể xem như một bó hoa thơm được đưa tới nhân ngày nhà giáo Việt Nam, nhằm góp phần vào việc tôn vinh nhà giáo, tôn vinh vẻ đẹp trồng ngườivà cũng là góp phần vào việc giáo dưỡng truyền thống tôn sư trọng đạo nét đẹp của một dân tộc, một đất nước đã mấy nghìn năm văn hiến.
Đọc cuốn sách “Chuyện nhà giáo” hy vọng rằng thông qua những tấm gương sáng của những người thầy , lòng cao cả những cốt cahcs vị tha nơi những nhà sư phạm mẫu mực qua nhiều thế hệ được giới thiệu trong cuốn sách sẽ giúp ta cùng nhau ôn lại và cùng nhau phát huy những truyền thống tốt đẹp của giáo giới nước nhà.